Trạm BTS không ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Chưa có bằng chứng cho thấy BTS ảnh hưởng có hại cho sức khoẻ con người(XHTT) – Đó là thông tin chính thức được Bộ TT&TT đưa ra tại thông báo số 4574 ngày 23/12/2016 dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu và công bố của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).Chưa có bằng chứng nào cho thấy BTS ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Theo ITU, đến cuối 2015, toàn thế giới có khoảng 7,2 tỷ thuê bao di động. Các trạm thu phát sóng (BTS) ngày càng mọc lên dày đặc, nhất là tại các thành phố lớn. Chính vì vậy, ở nhiều nơi, các tổ chức và người dân đã có những phản ứng gay gắt do lo ngại ảnh hưởng đến vấn đề sức khoẻ.Tuy nhiên, qua nghiên cứu và đánh giá của các tổ chức độc lập (không bao gồm hiệp hội các nhà sản xuất, khai thác và kinh doanh điện thoại di độngđể đảm bảo tính khách quan), WHO đã kết luận rằng chưa có bằng chứng cho thấy trường điện từ của các BTS ảnh hưởng có hại cho sức khoẻ con người. Từ năm 2000 tới nay, trong các báo cáo nghiên cứu về vấn đề này, vẫn chưa có bất kỳ thông tin bổ sung nào khác.Hiện WHO vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và xây dựng các tài liệu hướng dẫn, khuyến khích việc đối thoại giữa các nhà khoa học, cơ quan quản lý, nhà khai thác và cộng đồng để tăng cường hiểu biết về vấn đề này.Dù chưa có căn cứ nào khẳng định rằng sóng điện tử của các trạm BTS có hại cho sức khỏe con người song WHO vẫn khuyến nghị các quốc gia xây dựng tiêu chuẩn và các khuyến nghị như của Tổ chức phòng chống bức xạ ion hoá (ICNIRP).Việt Nam: Cách 30m tính từ điểm đặt thu phát sóng thì Bức xạ từ trường là an toànTrên cơ sở các khuyến nghị của WHO và tiêu chuẩn của Tổ chức phòng chống bức xạ ion hóa, Bộ KHCN đã xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn TCVN 3718-1:2005 về “Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số radio: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3KHz đến 300GHz” để các nhà khai thác áp dụng. Bắt đầu từ năm 2006, Bộ TT&TT đã quy định tất cả các nhà khai thác đều phải tuân thủ theo TCVN 3718 của Bộ KHCN.

Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2010/BTTTT “Trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng – Phương pháp TCVN 3718-1:2005” và phương pháp đo phơi nhiễm trường điện từ của các trạm BTS. Đây là cơ sở để đo kiểm các công trình trạm BTS thông tin di động của tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Tất cả các thiết bị của trạm BTS tại Việt Nam (cả thiết bị thu và phát) đều phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng thì mới được đưa vào hoạt động.Tính đến cuối năm 2015, Bộ TT&TT đã tiến hành đo kiểm và cấp giấy chứng nhận cho hơn 60.000 trạm thu phát sóng trên cả nước. Thực tế đo kiểm cho thấy, ở khoảng cách lớn hơn 30m tính từ trạm thu phát sóng tiêu chuẩn, bức xạ điện từ trường đều ở mức cho phép theo quy định tại TCVN 3718-1:2005.

Bộ TT&TT cũng cho biết sẽ tiếp tục rà soát, cập nhật những thông tin liên quan tới các cơ sở khoa học về vấn đề này đề cập nhật cho người dân. Vì vậy, hiện người dân và các tổ chức hết sức yên tâm khi “sống chung” với BTS.

       “Tất các trạm BTS đã được kiểm tra đều được đảm bảo về chất lượng. Nếu lắp đặt đúng thiết bị tại các nơi Bộ đã kiểm tra thì bảo đảm không ảnh hưởng đến sức khỏe”, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp khẳng định như vậy khi trả lời chất vấn các đại biểu chiều qua.        

 Bộ trưởng cho biết, các chỉ số an toàn của các trạm BTS được căn cứ theo công bố của thế giới liên quan đến sản xuất, lắp đặt thiết bị theo chuẩn hóa cũng như tiêu chuẩn và chất lượng của Bộ Khoa học và công nghệ và các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ trưởng Lê Doãn Hợp còn cho biết thêm, năm 2006 tổ chức quốc tế có công bố đầy đủ như sau: “Qua xem xét mức độ phơi nhiễm và các kết quả nghiên cứu thu thập được chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục nào cho thấy tín hiệu tần số các trạm thu phát viễn thông và các trạm viễn thông gây ra ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người”.

 “Ở Việt Nam các trạm BTS chủ yếu là 20W, có một số ít trạm 32W và độ phơi nhiễm của chúng ta là 2w/1m2, các nước khác thì cao hơn. Nếu đảm bảo lắp đặt đúng thiết bị và những nơi bộ đã kiểm tra thì bảo đảm không ảnh hưởng đến sức khỏe” – Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nói.

Hiện cả nước đã có 42.000 trạm BTS. Con số này theo Bộ trưởng Lê Doãn Hợp là không nhiều so với các nước trên thế giới. Trong thời gian tới, các trạm BTS sẽ tiếp tục tăng do chúng ta triển khai dịch vụ 3G, sắp tới là 4G để đảm bảo chất lượng sóng. Mỗi trạm chỉ phục vụ được từ 250 đến 2.500 số điện thoại thuê bao, vì thế khi số thuê bao trên từng địa bàn tăng thì số lượng các trạm BTS cũng tăng theo.

Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, đặc biệt là Cục Quản lý chất lượng thông tin và truyền thông kiểm tra được 25.000 trạm BTS, chỉ có 117 trạm không đạt tiêu chuẩn mà chúng tôi đã chỉ đạo khắc phục hết trước khi hoạt động. Trong năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đẩy nhanh tiến độ để kiểm tra tất cả các trạm BTS.

 Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường Hoàng Văn Phong cũng cho biết: Hiện nay, các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành, nhưng cơ bản cho thấy với giải tần sóng vô tuyến, công suất các trạm thu phát, công suất điện thoại đang được sử dụng hiện nay chưa thể khẳng định sóng do các trạm BTS, hoặc điện thoại cá nhân gây ảnh hưởng xấu, có hại cho sức khỏe con người.

Theo Bộ trưởng Hoàng Văn Phong, hệ số phơi nhiễm của Việt Nam hiện nay là 2W/1m2 quy đổi sang là 2W/1kg, trong khi tiêu chuẩn an toàn của các tổ chức quốc tế là 4W/1kg.

Khi Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn có tính toán đến tác hại xấu gây hại đến sức khỏe con người đặc biệt ở các bệnh máu trắng, bệnh tim mạch và bệnh huyết áp và những ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Hiện nay, do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn; các nhà đầu tư khi đi đầu tư không nói rõ được tiêu chuẩn cho phép về mật độ các trạm thu, phát sóng vô tuyến đã gây tâm lý hoang mang và bức xúc trong cộng đồng

Xem thêm: Làm webthiết kế website giá rẻ

Leave Comments

0946 861 123
0946861123